Hoạt động chính trị Grigory Yevseyevich Zinovyev

Trước năm 1917

G. Y. Zinoviev tham gia các tổ chức cách mạng Nga từ năm 1901, khi ông trở thành thành viên của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga (tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô). Năm 1902, sau khi tổ chức các cuộc đình công lớn của công nhân thành phố cảng Novorossiysk, ong bị Cảnh sát Nga hoàng truy nã và buộc phải trốn sang Berlin, sau đó rời đến sống ở Paris và Bern, nơi vào năm 1903, ông gặp V. I. Lenin. Từ đó đến năm 1917, ông trở thành một trong những người đồng chí gần gũi nhất với V. I. Lenin và là người đại diện thường trực của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga trong các tổ chức chính trị xã hội chủ nghĩa tại châu Âu. Tại Đại hội lần thứ hai của Đảng Công nân xã hội cân chủ Nga năm 1903, G. Y. Zinoviev đề cử và ủng hộ V. I. Lenin vào vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng, gia nhập phái Bolshevik trong Đảng. Cũng năm đó, ông được phân công trở về đế quốc Nga và tích cực tiến hành hoạt động tuyên truyền cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa trên lãnh thổ Ukraina.

Grigory Yevseevich Zinoviev (ảnh do cảnh sát Đế quốc Nga chụp năm 1908)

Năm 1904, vì bị cảnh sát Nga truy nã gắt gao, ông rời khỏi đất nước đến Bern, theo học Khoa Hóa tại Đại học tổng hợp Bern. Tuy nhiên, quá trình học tập của G. Y. Zinoviev phải bỏ dở vì nhữnng nhiệm vụ mà Đảng Bolshevich Nga giao cho ông trpong cuộc Cách mạng Nga 1905-1907. Trở về Nga, ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Bolshevich thành phố Sankt Peterburg. Năm 1905, ông lại bị cảnh sát Sa hoàng truy nã và buộc phải trở lại Bern. Lần này, ông dự tuyển vào Khoa Luật của Đại học Bern. Tháng 3-1906, G. Y. Zinoviev trở lại Sankt Peterburg. Tại Đại hội Đảng Bolshevich lần thứ V ở London, ông được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng (với số phiếu cao thứ hai sau V. I. Lenin). G. Y. Zinoviev là một trong những biên tập viên củ chốt của các tờ báo bí mật "Xã hội Dân chủ" (Социал-демократ) và "Chuyển biến" (Вперёд). Năm 1908, ông bị cảnh sát Nga hoàng bắt giam nhưng được thả sau 3 tháng vì bệnh phổi. Sau đó ông cùng với V. I. Lenin đến cư trú tại Galacia trên lãnh thổ Áo-Hung.

Trong Cách mạng Tháng Mười

Ngày 3-4-1917, G. Y. Zinoviev cùng với vợ thứ hai là Zlata Lilina và Stephan Zinoviev, con traicủa người vợ đầu Sarah Ravych đã bí mật cùng V. I. Lenin lên tàu hỏa trở về Nga. Sau sự kiện chính phủ Kerensky đàn áp những người Bolshevich ngày 4-7-1917, G. Y. Zinoviev cùng với V. I. Lenin đã trốn khỏi cuộc đàn áp của Chính phủ lâm thời và nương náu trong một túp lều trên hồ Razliv, giáp biên giới Nga - Phần Lan. Trước đó, G. Y. Zinoviev đã được bầu vào Quốc hội lập hiến đế quốc Nga. Trong danh sách những người Bolshevich được bầu, ông cũng có số phiếu cao thứ hai sau V. I. Lenin. Tuy nhiên, từ thời điểm này, G. Y. Zinoviev bắt đầu có quan điểm về cách thức đấu tranh cách mạng khác với V. I. Lenin và các đồng chí khác của ông trong Đảng Bolshevich.

Ngày 10-10-1917 (tức ngày 23-10-1917 theo lịch mới), tại một cuộc họp bí mật của Ủy ban Trung ương Đảng Bolshevich, G. Y. Zinoviev cùng với Lev Borisovich Kamenev đã lên tiếng phản đối và bỏ phiếu chống lại ột Nghị quyết của Ủy ban Trung ương Đảng do V. I. Lenin đề xuất về cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản Nga do Kerensky đứng đầu. Không dừng lại ở đó, G. Y. Zinoviev và L. B. Kamenev đã thể hiện sự phản đối của họ đối với đa số thành viên của Uỷ ban Trung ương bằng cách tiết lộ kế hoạch khởi nghĩa trong một bài đăng trên báo "Đời sống mới" (Новая жизнь) của phái Menshevich. Hành độpng này thực chất đã báo động cho chính phủ ý định khởi nghĩa của những người Bolshevik và các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa khác. V. I. Lenin coi những hành động này của Zinoviev và Kamenev là phản bội: "Kamenev và Zinoviev đã trao một món quà hậu hĩnh cho Rodzianko và Kerensky, đó là quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng về một cuộc nổi dậy vũ trang...". Do đó, nững người lãnh đạo Đảng Bolshevik đã đặt vấn đề về việc khai trừ G. Y. Zinoviev à L. B. Kamenev ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, với sự can thiệp của V. I. Lenin, G. Y. Zinoviev và L. B. Kamenev chỉ bị tạm thời đình chỉ vai trò Ủy viên Bộ Chính trị. Họ vẫn là Ủy viên Trung ương nhưng không được phép phát ngôn thay mặt Trung ương. Sau đó, sự bất đồng của họ với nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Bolshevich đã được V. I. Lenin nhắc đến trong "Bản di chúc" rằng: "Lẽ dĩ nhiên là những hành động trong Cách mạng Tháng Mười của Zinoviev và Kamenev không phải là một sự vô ý."

Ngay sau khi những ngươi Bolshevich và lực lượng cách mạng xã hội chủ nghĩa chiếm được chính quyền ở Petrograd trong cuộc Cách mạng Tháng Mười ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917 theo lịch mới), những hành động đầu tiên chống lại chính quyền Xô Viết đã được những người Melshevich vạch ra và thực thi. Ngày 29-10-1917 (theo lịch cũ), Vikzhel, Ủy viên trưởng Ủy ban Công đoàn Đường sắt toàn Nga tuyên bố một cuộc đình công đòi thành lập một chính quyền xã hội chủ nghĩa thống nhất gồm ​​các đảng Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, phái Menshevik và phái Bolshevik mà không có sự tham gia của các nhà lãnh đạo cách mạng như V. I Lenin và L. D. Trotsky. Khi đó, G. Y. Zinoviev, L. B. Kamenev, Viktor Nogin và Aleksey Rykov đã phản ứng lại yêu cầu của Vikzhel với lập trường chung và yêu cầu đàm phán Đảng Bolshevich phải đàm phán với Vikzhel và thực hiện các yêu cầu của ông ta. Họ giải thích rằng cần phải đoàn kết tất cả các lực lượng xã hội chủ nghĩa để chống lại mối đe dọa phản cách mạng. Mặc dù có lúc, nhóm của G. Y. Zinoviev và L. B. Kamenev đã có thể giành ưu thế đa số trong các thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng Bolshevich, nhưng rốt cuộc họ đã thất bại khi liên minh quân sự tư sản Kerensky-Krasnov phát biểu rằng Chính phủ lâm thời sẽ điều động quân đội đến Petrograd để đàn áp moi sự chống đối. Nắm được thông tin này, V. I. Lenin và L. D. Trotsky đã yêu cầu ngừng ngay các cuộc đàm phán đã vạch ra chính phủ lâm thời cũng với các nhóm thỏa hiệp. Đáp lại, ngày 4-11-1017, G. Y. Zinoviev, L. B Kamenev, A. N. Rykov, V. M. Nogin và Milyutin đã nộp đơn xin rút khỏi Ủy ban Trung ương Đảng Bolshevich. Ngay hôm sau, V. I. Lenin đã ra một tuyên bố lên án những người Bolshevich vừa rời khỏi Ủy ban Trung ương và gọi họ là "những kẻ đào ngũ".

Sau Cách mạng Tháng Mười

Tuy nhiên, G. Y Zinoviev đã sớm được Bộ Chính trị Đảng Bolshevich phép trở lại hoạt động chính trị sau Cách mạng Tháng Mười. Từ tháng 12-1917 đến tháng 3-1918, ông là chủ tịch của Hội đồng dân ủy thành phố Petrograd (sau này là Leningrad). Tại Petrograd, trong cuộc nội chiến, G. Y. Zinoviev từng là Chủ tịch Xô Viết Petrograd, Chủ tịch Hội đồng công nhân và Chủ tịch Ủy ban quân sự cách mạng Quân khu Tây Bắc từ tháng 5-1918 đến tháng 2-1919). Khi các công nhân của Petrograd kêu gọi đáp trả các vụ giết hại những lãnh đạo Xô viết như M. S. Uritsky và V. Volodarsky, G. Y Zinoviev đã từ chối sử dụng các biện pháp trấn ấp đối với cácc nhóm phản cách mạng đã gây ra những vụ giết người đó. Về việc này, V. I. Lenin đã chỉ trích mạnh mẽ G. Y. Zinoviev về sự như nhược của ông này. Về chính danh thì người lãnh đạo công việc bảo vệ thành phố Petrograd chống trả và đánh đuổi quân Bạch vệ của Yudenich là G. Y. Zinoviev. Nhưng trên thực tế, người tổ chức các hoạt động quân sự của Hồng quân để bảo vệ Petrograd là Lev Davidovich Trotsky. L. D. Trotsky coi G. Y. Zinoviev là một nhà lãnh đạo rất tầm thường, không quyết đoán và có tư tưởng "tọa hưởng kỳ thành". Nhờ quyền lực rộng lớn của mình với tư cách là người đứng đầu của Petrograd, G. Y. Zinoviev chính là một trong số ít người phản đối Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Xô Viết toàn Nga về việc chuyển thủ đô nước Nga Xô Viết đến Moskva theo đề nghị của V. I. Lenin.

Năm 1918, nhờ sự ủng hộ lập trường của V. I. Lenin về việc ký kết Hiệp ước Hòa bình Brest-Litovsk với Đức và Áo-Hung (khi đó đã sắp đầu hàng các nước phe Liên minh Anh-Pháp-Ý-Mỹ), G. Y. Zinoviev đã giành lại vị trí Chủ tịch Xô viết tối cao khu Tây Bắc. Cùng năm đó, ông được bầu lại vào Ủy ban Trung ương tại Đại hội Đảng Bolshevich lần thứ VII ngày 8-3-1918. Ngày 25-3-1919, ông được chỉ định làm thành viên của Bộ Chính trị mới thành lập mà không cần thủ tục bỏ phiếu tại Đại hội Đảng lần thứ VIII.

Sự tín nhiệm cao trong Đảng đối với G. Y. Zinoviev còn được thể hiện ở việc Trung ương Đảng Bolshevich đã bổ nhiệm ông giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc tế Cộng sản (từ tháng 3-1919 đến 1926). Ông được mệnh danh là "Thủ lĩnh của các Chính ủy". Trong thời gian làm Chủ tịch ủy ban điều hành Quốc tế Cộng sản, G. Y. Zinoviev đã khơi mào cho các cuộc đấu tranh phe phái và là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ "Chủ nghĩa phát xít-xã hội" để ám chỉ các đảng theo đường lối xã hội dân chủ ở Tây Âu.

Theo nhà nghiên cứu P. A. Sorokin của Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Nga, trong và sau cuộc Nội chiến, G. Y. Zinoviev, là nhà cách mạng độc tài, có quyền lực vô hạn, đóng vai trò là người tổ chức chính sách "khủng bố" của chính quyền chống lại giới trí thức và giới quý tộc cũ. Ở Petrograd, G. Y. Zinoviev đã được đặt biệt danh là "Гришка Третий" ("Grisa" là tên gọi thông tục của "Grigory", ám chỉ ông ta là bạo chúa thứ ba ở Nga sau Grigory Otrepiev và Grigory Rasputin). Mộtvis dụ điển hình là theo quyết định của Xô viết Petrograd năm 1921, những người tham gia cái gọi là "âm mưu ám sát Tagsesev" đều bị xử bắn, trong đó có nhà thơ Nikolai Gumilev. Trên thực tế, vụ án âm mưu ám sát này đã bị cơ quan Cheka thành phố Petrogdat làm sai lệch hoàn toàn theo sự chỉ đạo của G. Y. Zinoviev.

Năm 1921-1926, G. Y. Zinoviev là Ủy viên Bộ Chính trị. Trong nỗ lực trở thành một trong những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng Bolshevich, G. Y. Zinoviev là người chấp bút soạn thảo các báo cáo tại các đại hội XII và XIII của Đảng Cộng sản Liên Xô (B). G. Y. Zinoviev cũng là người tích cực quảng bá di cảo của V. I. Lenin. Ông còn cho in và phát hành một số lượng lớn sách với các bài báo, bài phát biểu của bản thân mình dưới dạng các kỷ yếu.

Năm 1925, khi I. V. Stalin ngày càng giành được uy tín lớn trong Đảng, G. Y. Zinoviev đã chuyển sang nhiệt thành ủng hộ vị Tổng bí thư tương lai của Đảng Cộng sản Liên Xô. Theo ý tưởng của G. Y. Zinoviev được đưa ra từ năm 1922, L. B. Kamenev đã đề xuất bổ nhiệm Stalin vào vị trí Tổng Bí thư của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Nga (B.). Tại Đại hội XII của Đảng năm 1923, G. Y. Zinoviev đã có đóng góp chính vào Báo cáo chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng. Tại đây, ông cùng với L. B. Kamenev và I. V. Stalin hình thành "cỗ xe tam mã Kamenev - Zinoviev - Stalin" để chống lại phái cực tả của L. D. Trotsky.

Là người luôn mang trong mình tâm lý tư duy cơ hội chủ nghĩa, G. Y. Zinoviev hy vọng sẽ kiếm được một chỗ đứng lớn hơn trong Đảng, thậm chí trở thành "người quan trọng thứ hai" sau Tổng bí thư. Nhưng chỉ sau đó 2 năm, mọi sự đã không theo ý muốn của ông ta.

Trong vị thế "kẻ đối lập"

Tại Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Liên Xô (b) tháng 12-1925, G. Y. Zinoviev, được L. B. Kamenev và phái Leningrad ủng hộ, đã thay mặt cho "phe đối lập mới" phản kháng nhóm Stalin (gồm Stalin, Molotov, Rykov, Bukharin, v.v.) và phe đa số trong Đảng. Năm 1926, Hội nghị Trng ương Đảng đã quyết định cách chức Ủy viên Bộ chính trị của G. Y. Zinoviev. Xô viết tối cao Liên Xô đã ra nghị quyết cách chức Chủ tịch Ban chấp hành Xô Viết Leningrad. G. Y. Zinoviev tìm cách liên minh với L. D. Trotsky để tiếp tục chống đối. Và hậu quả là đến năm 1927, ông ta bị loại khỏi Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, bị khai trừ khỏi Đảng. Những người "theo đuôi" G. Y. Zinoviev cũng phải chịu một số hình thứ kỷ luật của Đảng.

Năm 1928, nhờ tỏ ra ăn năn hối lỗi, G. Y. Zinoviev được phục hồi đảng tịch, được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Kazan. Ông ta tiếp tục tham gia vào các hoạt động văn học và báo chí. Tháng 10-1932, vì viết một số bài báo xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng cộng sản, G. Y. Zinoviev lại bị khai trừ khỏi Đảng. Lần này, ông ta bị OGPU bắt và bị kết án 4 năm lưu đày đi Sibiri. Trong thời gian lưu đày, ông ta đã bí mật dịch cuốn "Mein Kempf" (Cuộc chiến đấu của tôi) của Adolf Hitler sang tiếng Nga. Đây là một trong những hành vi đã đưa ông ta đến pháp trường mấy năm sau đó.

Năm 1933, theo một quyết định của Bộ Chính trị Dảng Cộng sản Liên Xô, G. Y. Zinovbiev lại được ân xá, được phục hồi đảng tịch và được điều đến làm việc tại Văn phòng tổng hợp Trung ương. Ông được mời tham dự Đại hội Đảng lần thứ XVII vào tháng 2-1934, tại đó ông đã nói chuyện với I. V. Stalin, bài tỏ sự ăn năn và biết ơn đối với Stalin và các đòng chí của ông.

Từ tháng 4 đến tháng 7-1934, G. Y. Zinoviev đã tham gia vào hoạt động sáng tác văn học và là tác giả của cuốn sách "Karl Liebknecht" trong bộ sách "Tiểu sử những người Cộng sản tiêu biểu". Ngoài ra, ông còn là thành viên chủ chốt của Ban Biên tập tạp chí "Bolshevich".